Trải dài từ ngày 7 - 10/03/2022, hội nghị vừa là cơ hội giao lưu văn hóa giữa hai đất nước, vừa là không gian học thuật cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục cùng trao đổi kiến thức và kinh nghiệm xoay quanh các vấn đề dịch tễ, kỹ thuật điều chế vaccine, viêm gan siêu vi B, các định hướng điều trị ung thư, điều trị Covid-19 tại Việt Nam và ứng dụng công nghệ trong giáo dục,…
Buổi hội thảo ngày 9/3/2022 diễn ra với sự tham dự của các giảng viên trường Đại học Văn Lang quan tâm về Y khoa và Công nghệ, cùng 03 diễn giả: GS. TS. BS. Jeffrey Glenn - Viện trưởng Viện Chống dịch Đại học Stanford; TS. Edward Phạm - Phó Viện trưởng Viện Chống dịch Đại học Stanford; TS. BS. Lê Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Chợ Rẫy.
![]() |
TS. Edward Phạm - Phó Viện trưởng Viện Chống dịch Đại học Stanford mong mang đến những chia sẻ thiết thực cho tình hình phòng chống & điều trị ung thư tại Việt Nam |
Đã thực hiện nhiều nghiên cứu hiệu quả về liệu pháp tương lai cho điều trị HBV, TS. Edward Phạm - Phó Viện trưởng Viện Chống dịch Đại học Stanford cho biết, ung thư gan là loại ung thư phổ biến thứ 5 trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Đông Á. Việc tầm soát và nhận diện khả năng ung thư gan từ sớm là một trong những biện pháp chăm sóc sức khỏe cộng đồng quan trọng nhất. TS. Edward Phạm khuyến nghị, Việt Nam cần nhân rộng hoạt động kiểm tra sức khỏe định kỳ, tiêm ngừa văc xin HBV và tiến hành chữa trị ngay từ sớm.
Với tỷ lệ ngày một tăng cao, ung thư đã trở thành một trong những mối nguy hiểm hàng đầu cho sức khỏe người Việt nói riêng và thế giới nói chung. Hội thảo tập trung vào những nghiên cứu chữa trị ung thư gan, viêm gan siêu vi B, ung thư phổi, làm sáng tỏ những thách thức và định hướng mới cho y tế Việt đối với vấn đề này tại Việt Nam.
![]() |
GS. TS. BS. Jeffrey Glenn - Viện trưởng Viện Chống dịch Đại học Stanford chia sẻ thông tin và các số liệu quan trọng về ung thư trên thế giới. |
Báo cáo về tình hình nghiên cứu ung thư trên thế giới, GS. TS. BS. Jeffrey Glenn cho biết các phương pháp chữa bệnh ung thư truyền thống như hóa trị, xạ trị tuy có hiệu quả nhất định xong vẫn tồn tại nhiều hạn chế như độc hại, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và miễn dịch, gây nên nhiều tác dụng phụ,… GS. TS. BS. Jeffrey Glenn kỳ vọng trong tương lai, nhân loại có thể tiếp cận với liệu pháp miễn dịch kết hợp để chữa trị ung thư hiệu quả hơn, ngăn chặn quá trình phát triển bệnh và tăng khả năng sống cho người bệnh.
![]() |
TS. BS. Lê Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy trình bày về những tiến bộ trong điều trị ung thư tại Việt Nam. |
Các liệu pháp tân tiến, áp dụng kỹ thuật hiện đại đã góp phần khiến quá trình nghiên cứu và điều trị ung thư có thêm nhiều hy vọng và tiến bộ vượt bậc. Có mặt tại hội thảo, TS. BS. Lê Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy, 1 trong 3 người tiên phong điều trị ung thư bằng máy gia tốc tại Việt Nam đã chia sẻ góc nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu, điều trị ung thư phổi trong nước những năm trở lại đây.
Theo TS. BS Lê Tuấn Anh, tại Việt Nam, kỹ thuật xạ trị hiện đại như VMAT, IMRT, robot hay xạ phẫu Gamma Knife,… đã bắt đầu được triển khai ở nhiều bệnh viện, cơ sở y tế lớn. Cùng với sự phát triển của truyền thông, công tác tuyên truyền, phòng chống và phát hiện sớm ung thư tại Việt Nam đang khởi sắc, góp phần giảm gánh nặng ung thư trong cộng đồng.
![]() |
Phần tọa đàm sau chương trình là cơ hội để các nhà khoa học, quản lý giáo dục tại Việt Nam học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ các giáo sư Viện Chống dịch Đại học Stanford. |
Trong khuôn khổ tọa đàm, các nhà khoa học đã có dịp trao đổi cùng nhóm giáo sư đến từ Viện Chống dịch Đại học Stanford về tình hình điều trị ung thư trong nước và chia sẻ thêm những trải nghiệm trong quá trình nghiên cứu, tuyên truyền phòng chống, chữa trị ung thư tại Việt Nam.
TS. Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Văn Lang cho rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam đang ngày một tăng cao chính là nhận thức và thói quen đầu tư cho sức khỏe của người Việt. Đồng tình với ý kiến trên, Ths. Wendy Uyên Nguyễn - Cố vấn chiến lược cấp cao Viện Chống dịch Đại học Satnford (Mỹ) cho biết việc kết hợp công nghệ với y học, tạo nên những ứng dụng nhắc nhở người dùng kiểm tra và quản lý sức khỏe của chính mình sẽ là giải pháp thiết thực giúp Việt Nam cải thiện thực trạng báo động hiện nay.
Với định hướng phát triển hệ sinh thái giáo dục toàn diện, khối ngành sức khỏe là một trong những lĩnh vực được Tập đoàn Giáo dục Văn Lang đầu tư và quan tâm hàng đầu. Việc tổ chức các hội nghị quốc tế, kết nối những chuyên gia trong và ngoài nước là cơ hội giúp cộng đồng các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, cán bộ giảng viên và sinh viên cập nhật kiến thức mới, vừa là động lực thúc đẩy trường đại học này trong quá trình vươn lên sánh vai cùng các trường đại học quốc tế.
Chuỗi sự kiện - hội thảo sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 10/3/2022 với chủ đề “Y khoa và Công nghệ”. Chương trình hướng đến việc ứng dụng công nghệ AI, Blockchain vào y khoa và hệ thống giáo dục; các thông tin về thuốc đặc trị viêm gan và Covid-19 do các giáo sư Viện Chống dịch Đại học Stanford chia sẻ.
Hoài Anh
" alt=""/>Cơ hội và thách thức trong nghiên cứu điều trị ung thư ở Việt NamTheo Chủ tịch VINASA Nguyễn Văn Khoa, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển thành phố thông minh nhưng cũng không ít thách thức. Một trong những khó khăn lớn chính là hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho hợp tác công – tư, đặc biệt là thủ tục liên quan đến: đầu tư, đấu thầu, và thuê dịch vụ CNTT. Thêm vào đó, các đô thị chưa chú trọng quy hoạch thông minh, thông minh hóa các hạ tầng cơ bản, thiết yếu.
“Vì vậy, hội nghị thành phố thông minh Việt Nam 2022, mong muốn các nhà quản lý, các chuyên gia bàn thảo, và kiến nghị những phương giải quyết cụ thể cho 02 nhóm vấn đề này”, ông Nguyễn Văn Khoa chia sẻ.
Trao đổi tại phiên khai mạc vào chiều ngày 1/12, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, phát triển đô thị thông minh (ĐTTM) đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng với các đô thị, thành phố. Chủ trương, chính sách phát triển ĐTTM bền vững Việt Nam được đưa ra từ tháng 8/2018 tại Quyết định 950 của Thủ tướng Chính phủ.
Tại Nghị quyết 06 mới ban hành, Bộ Chính trị một lần nữa khẳng định quyết tâm phát triển ĐTTM bền vững Việt Nam, nhấn mạnh đến việc tái cấu trúc hạ tầng CNTT, hình thành một số nền tảng số dùng chung cho các đô thị, vùng đô thị; đẩy nhanh chuyển đổi số trong hoạt động quản lý đô thị, xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số ở đô thị gắn kết chặt chẽ với phát triển ĐTTM.
“Về bản chất, phát triển ĐTTM cũng chính là chuyển đổi số trong phạm vi, quy mô đô thị và lấy người dân làm trung tâm. Đây là một quá trình liên tục, lâu dài và là vấn đề lớn cần tổ chức nguồn lực để triển khai, đặc biệt là cần làm và có tư duy phát triển ĐTTM ngay từ khi lập quy hoạch. Trong đó, các cơ quan Trung ương tập trung vào ban hành chính sách, tiêu chuẩn kết nối, tiêu chuẩn dữ liệu, việc tổ chức triển khai hiệu quả là trách nhiệm của các địa phương”, Thứ trưởng lưu ý.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng cho biết, phát triển ĐTTM tại Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định, song theo đánh giá của Bộ TT&TT, các địa phương chủ yếu tập trung vào phát triển và cung cấp các dịch vụ, tiện ích ĐTTM gắn với các dịch vụ của chính quyền điện tử, chính quyền số. Chưa chú trọng đến công tác quy hoạch và quản lý ĐTTM để giải quyết căn cơ các bài toán của đô thị như giao thông, năng lượng, môi trường… Do đó, có những chỗ hiệu quả mang lại chưa như mong muốn, chưa thực sự đi vào chiều sâu, chưa đạt được kết quả cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống và mức độ hài lòng của người dân.
Tại hội nghị, đại diện Cục Chuyển đổi số quốc gia cho biết, Bộ TT&TT đã sớm nghiên cứu, xây dựng và ban hành Khung tham chiếu ICT phát triển ĐTTM Việt Nam phiên bản 1.0, trên cơ sở tham khảo tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ISO.
Nhấn mạnh việc xây dựng Kiến trúc ICT phát triển ĐTTM có ý nghĩa quan trọng, song đại diện Cục Chuyển đổi số quốc gia cũng cho biết trong khoảng 50 địa phương đã và đang triển khai ĐTTM, mới có hơn 20 địa phương ban hành Kiến trúc ICT phát triển ĐTTM.
“Dự kiến trong năm 2023 chúng tôi sẽ nghiên cứu, tham mưu, trình Lãnh đạo Bộ ban hành Khung tham chiếu ICT phát triển ĐTTM phiên bản 2.0 trên cơ sở kế thừa từ phiên bản 1.0, có bổ sung các thành phần mới phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và bảo đảm gắn kết với quá trình chuyển đổi số tại địa phương”, đại diện Cục Chuyển đổi số quốc gia cho hay.
Chia sẻ góc nhìn của chuyên gia, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ VINASA Nguyễn Nhật Quang khuyến nghị, cần cấy “gen 3Q” vào các đô thị bao gồm: Quy hoạch - tức là hạn chế nguồn lực càng cần thông minh, thông minh hóa cái cũ, và cái mới thì phải thông minh từ đầu; Quy chế - quy chế phải thuận lợi mới khuyến khích mọi thành phần cùng chung tay vào cuộc; Quy chuẩn – phải có chuẩn, chuẩn kết nối, liên thông, từ hạ tầng cơ bản đến hạ tầng số.
" alt=""/>Phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam chưa thực sự đi vào chiều sâu